CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS THÀNH LỢI GIAI ĐOẠN 2013 – 2018

Tháng Mười 16, 2016 10:53 sáng

Tải file word: chien-luoc-phat-trien-giai-doan-2013-2018

Tải file pdf: chien-luoc-phat-trien-giai-doan-2013-2018

PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN
TRƯỜNG THCS XÃ THÀNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

 TRƯỜNG THCS THÀNH LỢI GIAI ĐOẠN 2013 – 2018

 

      Trường THCS Thành Lợi (trước đây là trường Phổ thông cấp II Cốc Thành), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định được thành lập tháng 9 năm 1961 đặt tại trường tiểu học Trần Lâm bây giờ, khi thành lập xã Thành Lợi (sát nhập ba xã Cốc Thành, Lê Lợi, và Mĩ Trung).  Sau thời gian sát nhập ba trường cấp I, II Cốc Thành, Lê Lợi, Mĩ Trung  thành trường PTCS Thành Lợi, đến tháng 9 năm 1995 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và theo quyết định của UBND huyện Vụ Bản trường được tách ra từ trường PTCS Thành Lợi với tên gọi là trường THCS xã Thành Lợi.

       Nhà trường ra đời trong bối cảnh đất nước còn bị chia cắt, miền Bắc vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa phải chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển, trường THCS Thành Lợi đã trải qua nhiều khó khăn thử thách song cũng có nhiều thuận lợi. Nhà trường đã từng bước phát triển và trưởng thành. Tháng 8 năm 2013 nhà trường được UBND tỉnh Nam Định công nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, là một trong những trường đạt chuẩn Quốc gia với qui mô học sinh lớn nhất của huyện Vụ Bản. Đến nay nhà trường duy trì chất lượng của một trường chuẩn sẽ phấn đấu thành trường chuẩn hiện đại trong giai đoạn tiếp theo.

Chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2013 – 2018 tầm nhìn 2023 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng, ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS xã Thành Lợi là hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Vụ Bản giai đoạn 2013 – 2018.

I.TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.

  1. Điểm mạnh.

Năm học 2012- 2013

* Về đội ngũ  cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 60 đồng chí. Trong đó:

+ Biên chế            : 60 đồng chí.

Ban giám hiệu  : 3 đ/c; gồm 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó.

Giáo viên          : 52

Nhân viên         : 5

– Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên: 100% đạt chuẩn, trong đó có 28 giáo viên trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 46,7%.

– Chi bộ Đảng nhà trường có 29 đảng viên.

– Ban Giám hiệu có kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý nhà trường, được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.

– Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đa số đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

* Chất lượng học sinh:

– Tổng số học sinh năm học 2012 – 2013: 793 học sinh.

– Tổng số lớp : 20 lớp.

– Xếp loại học lực, hạnh kiểm năm học 2012 – 2013 như sau:

+ Xếp loại hạnh kiểm học sinh:

Tổngsố HS

         Tốt

         Khá

        T Bình

       Yếu

T Số

%

T Số

%

T Số

%

T Số

%

   793

615

77,6

174

21,9

4

0,5

0

0

+ Xếp loại học lực:

TổngSố HS

      Tốt

       Khá

    T.Bình

     Yếu

     Kém

T Số

%

T Số

%

T Số

%

T Số

%

T Số

%

793

151

19,0

344

43,4

277

34,9

21

2,7

0

0

+ Học sinh giỏi cấp huyện: 26 giải. Được xếp thứ ba toàn huyện.

+ Tỷ lệ TN THCS : 100 %.

+ Tỷ lệ đỗ vào các trường THPT: 84,4 %.

+ Hội thi học sinh giỏi TDTT cấp huyện được xếp thứ nhì toàn đoàn.

* Về cơ sở vật chất:

+ Tổng diện tích mặt bằng: 10233 m2, bình quân 12,9 m2/ 1 học sinh.

+ Phòng thực hành bộ môn: 3 phòng.

Phòng thực hành Lý, Hoá, Sinh: mỗi phòng diện tích 48 m2.

+ Thư viện, phòng đọc : có diện tích 48 m2. Tổng số sách, tạp chí 7 500 quyển.

+ Phòng tin học : 2 phòng, diện tích 64 m2 với 42 máy tính kết nối Internet.

+ Phòng nghe nhìn: 48 m2.

+ Phòng y tế trường học : 24 m2.

+ Phòng hiệu bộ và các phòng chức năng: 9 phòng.

Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn  hiện tại (tuy nhiên còn chưa đồng bộ: phòng thực hành bộ môn chưa đúng kích thước yêu cầu và còn thiếu trang thiết bị).

* Thành tích:

– Năm học 2004 – 2005: đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Năm học 2005 – 2006: đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc. Bằng khen của UBND tỉnh Nam Định.

– Năm học 2006 – 2007: đạt danh hiệu Trường tiên tiến.

– Năm học 2007- 2008: đạt danh hiệu Trường tiên tiến. Bằng khen của tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

– Năm học 2008 – 2010: đạt danh hiệu Trường tiên tiến.

– Năm học 2011 – 2012: đạt danh hiệu Trường tiên tiến. Nhận giấy khen của giám đốc Sở GDĐT.

  1. Điểm hạn chế.

– Tổ chức quản lý của ban giám hiệu:

+ Chưa được quyền chủ động tuyển chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+ Phân công giảng dạy một số giáo viên còn chéo ban vì nhà trường vẫn còn thiếu một số chủng loại bộ môn ( Sử, GDCD) và tỷ lệ giáo viên các môn chưa cân đối.

– Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

Một số đồng chí trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Một bộ phận giáo viên tuổi cao tiếp cận Công nghệ thông tin còn hạn chế. Nhà trường vẫn còn thiếu nhân viên phục vụ.

– Chất lượng học sinh: 34,9% học sinh xếp loại học lực TB, còn 2,7% xếp loại yếu kém, ý thức rèn luyện, ý thức vươn lên trong học tập chưa tốt.

– Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, chưa hiện đại. Phòng thực hành bộ môn đạt chuẩn, vẫn còn thiếu một số trang thiết bị, còn thiếu: phòng thường trực, nhà tập đa năng, phòng tiếp dân, …..

  1. Thời cơ.

– Năm 2016 là năm đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.

– Nhà trường thuộc địa bàn giao thông thuận tiện, nằm gần trung tâm của tỉnh, huyện, trên địa bàn xã có nhiều trường học lớn, nhiều cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

– Nhà trường được sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND xã, các ban ngành, đoàn thể  xã Thành Lợi, phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản.

– Nhà trường đã có bề dày truyền thống hơn 50 năm, được sự tín nhiệm của các thế hệ học sinh, cha mẹ học sinh trong xã.

– Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khá đông, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm khá tốt.

– Nhu cầu giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng.

  1. Thách thức:

Đòi hỏi đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học.

– Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kì hội nhập.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

  1. Xác định các vấn đề ưu tiên:

– Giáo dục thái độ, động cơ học tập; giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

– Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

– Ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và quản lý.

– Huy động các nguồn lưc để phát triển nhà trường: Từng bước tu bổ, nâng cấp hoàn thiện về cơ sở vật chất, xây mới một số phòng thay thế cho các phòng chức năng hiện còn đang là nhà cấp 4.

  1. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ.

  2. Tầm nhìn.

Là một trong những trường Trung học cơ sở tốp đầu của huyện được phụ huynh tin cậy, học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có chí hướng phấn đấu vươn lên.

  1. Sứ mệnh.

Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng của mình.

  1. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.

– Tình đoàn kết.

– Lòng nhân ái.

– Tinh thần trách nhiệm.

– Sự hợp tác.

– Nền nếp kỉ cương.

– Tính sáng tạo.

– Tính trung thực.

– Khát vọng vươn lên.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.

  1. Mục tiêu.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ hội  nhập.

  1. Chỉ tiêu.

2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên được đánh giá khá giỏi trên 80%.

– 100% CB, GV, NV sử dụng thành thạo máy tính, giao tiếp tiếng Anh đơn giản.

– Số tiết ứng dụng công nghệ thông tin trên 30%.

– Phấn đấu 65 – 70 % giáo viên đạt trình độ Đại học,

2.2. Học sinh.

– Quy mô:

+ Lớp học: 20 lớp.

+ Học sinh: khoảng từ 710 đến 750.

+ Nâng cao tỷ lệ các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi ; đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.

– Chất lượng học tập :

+ Học lực khá, giỏi  80% (35 % học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu không quá 2% ; không có học sinh xếp loại học lực kém.

+ Thi đỗ vào các trường PTTH công lập: Trên 70 %.

+ Thi học sinh giỏi huyện xếp ở tốp trường dẫn đầu huyện Vụ Bản, đạt 25- 27 giải trở lên.

+ Có  học sinh đỗ vào PTTH chuyên Lê Hồng Phong.

– Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: 100% hạnh kiểm khá, tốt. Không có học sinh xếp loai hạnh kiểm trung bình.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện.

2.3. Cơ sở vật chất.

– Phòng học bộ môn được nâng cấp đảm báo các quy định về phòng học bộ môn tại quyết định số 37/2008/QĐ – BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các phòng chức năng được sửa chữa, nâng cấp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc theo hướng hiện đại.

– Phòng tin học được nâng cấp, đầu tư thêm máy tính. Sân tập được cải tạo lại theo hướng hiện đại.

– Xây dựng môi trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp

  1. Phương châm hành động.

– Khẩu hiệu: Trường THCS xã Thành Lợi, niềm tin của mọi thế hệ học sinh.

– Phương châm hành động: Chất lượng giáo dục giáo dục toàn diện là danh dự của nhà trường. 

  1. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.

  2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh. đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có những kĩ năng sống cơ bản.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

  1. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn

  1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, cán bộ phụ trách cơ sở vật chất, kế toán, nhân viên thiết bị.

  1. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, giảng dạy, xây dựng thư viện điện tử …Góp phần xây dựng trường học điện tử. động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo các lớp bồi dưỡng để ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, nhóm công nghệ thông tin.

  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt đông giáo dục.

– Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

– Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính :

Ngân sách nhà nước.

Ngoài ngân sách: từ xã hội, phụ huynh học sinh.

Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường.

+ Nguồn lực vật chất:

Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy học.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, hội cha mẹ học sinh.

  1. Xây dưng thương hiệu.

– Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

– Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

  1. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.

  2. Phổ biến kế hoạch chiến lược.

   Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

  1. Tổ chức.

   Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai thực hiện chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

  1. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.

– Giai đoạn 1: Từ năm 2013 – 2014: Đây là giai đoạn tiền đề, vì vậy phải tập trung vào các công việc sau:

+ Nâng cao nhận thức cho Cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

+ Phấn đấu nâng dần chất lượng văn hoá: Trên 60% số học sinh xếp loại học lực khá, giỏi (trong đó 20% xếp loại học lực giỏi), hạ thấp tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu kém xuống dưới 3%.

+ Xây dựng trang web, blog của nhà trường.

– Giai đoạn 2 : Từ năm 2014 – 2016:

+ Nâng tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi lên 75%, hạ tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu kém xuông dưới 2%.

+ Hoàn thành xây dựng các tiêu trí, tiêu chuẩn, quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng quy tắc ứng xử có văn hoá.

+ Phấn đấu đạt các tiêu chuẩn của trường học thân thiện học sinh tích cực.

– Giai đoạn 3 : Từ năm 2016 – 2018 :

+ Phấn đấu tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt 80% (riêng loại giỏi đạt 30%) ; hạ tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu xuống 2% (không có học sinh xếp loại học lực kém). Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 100%, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình. Nhà trường là một trong những đơn vị có chất lượng giáo dục hàng đầu của huyện Vụ Bản.

+ Được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục bậc trung học.

  1. Đối với Hiệu trưởng.

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

  1. Đối với Phó hiệu trưởng.

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

  1. Đối với tổ trưởng chuyên môn.

Tổ chức thực hiện kế hoạch tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện đối với kế hoạch.

  1. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên.

   Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kì, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

Nơi nhận:Phòng GD&ĐT Vụ Bản ( để báo cáo).– Đảng uỷ, UBND xã Thành Lợi (để báo cáo).– Chi bộ, các đoàn thể.– CB, GV, NV ( để thực hiện).– Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG(đã ký)   ĐOÀN QUYẾT TIẾN

DUYỆT CỦA ĐẢNG UỶ, UBND XÃ THÀNH LỢI

                                                                  PHÓ CHỦ TỊCH

                                                                           ( đã ký)

 

                                                               PHAN XUÂN DŨNG

 

                             DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN

                                                               PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

                                                                                    

                                                                         ( đã ký)

 

                                                                       VŨ HỮU MAI